Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Thủ tục tách thửa, tách sổ đỏ mới nhất theo quy định hiện hành

1.  Điều kiện tách thửa, tách sổ đỏ.

– Không thuộc các trường hợp không được phép tách thửa, không đủ điều kiện tách thửa;

– Các thửa đất được hình thành từ việc tách sổ đỏ phải đảm bảo chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

– Các thửa đất mới hình thành từ việc tách phải đủ diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa ra;

– Các trường hợp đặc biệt được phép tách sổ đỏ theo quy định của từng địa phương như xin tách thửa đất mà thửa đất mới được hình thành từ việc tách thửa để hợp với thửa đất ở khác liền kề tạo thành thửa đất mới đảm bảo các điều kiện của địa phương theo quy định, tách thửa đất sau khi thực hiện dự án, hỗ trợ tái định cư,…

Do ở từng địa phương sẽ có quy định khác nhau về điều kiện tách thửa chính vì vậy, để có thể giải quyết vướng mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Blue Hotline: 0911 999 029 – 0989 347 858.

2. Cơ quan có thẩm quyền cho phép tách sổ đỏ, tách thửa đất

Căn cứ theo quy định của pháp luật Đất đai hiện hành thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau có quyền cho phép tách sổ đỏ, tách thửa đất như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất trực tiếp cho phép tách thửa, tách sổ đỏ hoặc ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để tiếp nhận hồ sơ và thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, tách thửa đất theo quy định đối với người sử dụng đất là: tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh nơi có đất trực tiếp thực hiện thủ tục hoặc ủy quyền cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện/ Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, tách thửa đất đối với người sử dụng đất là: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

– Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi có đất trong một số trường hợp có thể tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nếu cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tách thửa đất, tách sổ đỏ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Để biết được chính xác trường hợp tách thửa đất, tách sổ đỏ của mình thuộc cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết, khách hàng vui lòng liên hệ Luật Blue Hotline: 0911 999 029 – 0989 347 858.

thủ tục tách thửa, lệ phí tách thửa

3. Thủ tục thực hiện tách sổ đỏ, tách thửa đất

Khi thực hiện việc tách sổ đỏ, tách thửa đất, người sử dụng đất cần thực hiện các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra, xác minh về thửa đất xem có thuộc trường hợp không được phép tách thửa; Thửa đất có đủ điều kiện tách thửa hay không?

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tách sổ đỏ, tách thửa đất (nếu đáp ứng đủ điều kiện tách thửa, không thuộc trường hợp không được tách thửa).

Bước 3: Nộp hồ sơ tách sổ đỏ, tách thửa tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 4: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và giải quyết hồ sơ:

– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Sổ đỏ mới cho người sử dụng đất.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ gửi thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

4. Hồ sơ đề nghị tách sổ đỏ, tách thửa đất

Số lượng: 01 bộ

Bao gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị tách thửa đất theo mẫu ban hành áp dụng trong phạm vi cả nước;

– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng) của thửa đất dự định tách thửa;

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng) của thửa đất dự định tách thửa;

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân của người sử dụng đất: Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu và Sổ Hộ khẩu gia đình của người sử dụng đất. Nếu người sử dụng đất là hộ gia đình thì phải có đầy đủ giấy tờ của tất cả các thành viên trong hộ gia đình đó;

– Biên lai đã nộp nghĩa vụ tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền: lệ phí trước bạ, phí địa chính để cấp phôi sổ mới, các phí khác nếu có;

– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền nếu người thực hiện thủ tục là người được ủy quyền, kèm theo Căn cước công dân/chứng minh nhân dân của người được ủy quyền;

– Các giấy tờ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể như: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Văn bản thỏa thuận của hai vợ chồng; Giấy xác nhận của người giám sát việc giám hộ; Bản án của Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết,…

Kính chúc quý khách sẽ có phương án lựa chọn tốt nhất để được luật sư giải đáp những vướng mắc pháp lý cho mình!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty Luật Blue.

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon