1. Địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Theo quy định mới nhất về đăng ký doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh có thể đặt trụ sở cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với địa chỉ trụ sở chính.
2. Quy định của pháp luật về địa điểm kinh doanh
Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”.
3. Các bước thành lập địa điểm kinh doanh
Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP , doanh nghiệp mở địa điểm kinh doanh thì nộp thông báo thành lập địa điểm kinh doanh về Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh);
- Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Thủ tục khai báo thuế của địa điểm kinh doanh
Sau khi có giấy phép , doanh nghiệp nộp tờ khai và thuế môn bài của địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh đóng thuế môn bài là 1 triệu/năm và hạch toán phụ thuộc vào công ty.
Quý khách hàng tại Rạch Giá có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, vui lòng liên hệ tới công ty Tư vấn Blue để được các chuyên viên nhiệt tình tư vấn. Trân trọng./.