Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Cách viết đơn Đơn xin giành quyền nuôi con mới nhất

Khi ly hôn ngoài tranh chấp về tài sản thì một vấn đề cũng rất phổ biến đó là tranh chấp giành quyền nuôi con. Để được giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha/mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …

1. Quy định của pháp luật về quyền nuôi con

Cơ sở pháp lý: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định như trên thì vợ, chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con khi ly hôn, nếu trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

tu-van-quyen-nuoi-con

2. Chứng minh quyền nuôi con

Để được giành quyền nuôi con khi ly hôn, cha/mẹ phải chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt:

– Về điều kiện kinh tế: Phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập đảm bảo, tài sản, nơi ở ổn định…

– Điều kiện về tinh thần:

+ Bên cạnh điều kiện về kinh tế, yếu tố tinh thần cũng là vấn đề được cân nhắc. Điều này đảm bảo đứa trẻ sau ly hôn có cuộc sống hạnh phúc, được quan tâm và được tôn trọng.

+ Trong đó, các yếu tố được xem xét có thể như: Tính chất công việc của bố mẹ (có thường xuyên tăng ca, đi công tác hoặc tiếp xúc môi trường không lành mạnh…); Đạo đức; Khoảng thời gian chăm sóc con,…;

– Độ tuổi của con.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con;

– Điều kiện về ý kiến của con

Về mặt nguyên tắc, con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Tuy không hoàn toàn dựa trên quan điểm của con nhưng đây là một yếu tố để Tòa án đưa ra quyết định.

3. Hướng dẫn viết đơn giành quyền nuôi con

Khi viết đơn giành quyền nuôi con phải ghi rõ được các nội dung sau:

– Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn;

– Thông tin cá nhân của người làm đơn, nêu rõ tình trạng thụ lý giải quyết ly hôn của Tòa án;

– Trình bày lý do và căn cứ giành quyền nuôi con;

– Yêu cầu về chu cấp của người không nuôi con sau khi ly hôn;

–  Ký, ghi rõ họ tên người làm đơn.

Để được tư vấn và soạn đơn ly hôn, đơn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, vui lòng liên hệ trực tiếp Luật Blue. Hotline: 0911 999 029 – 0989 347 858 để đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của công ty Luật Blue tư vấn và giải đáp cụ thể.

Kính chúc quý khách sẽ có phương án lựa chọn tốt nhất để được luật sư giải đáp những vướng mắc pháp lý cho mình!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình – Công ty Luật Blue.

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon