Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Chồng đánh vợ gây thương tích có vi phạm pháp luật không?

Ngày nay hiện tượng bạo lực gia đình vẫn đang khá phổ biển, không chỉ bạo lực bằng lời nói mà còn bằng hành vi tác động vật lý giữa vợ và chồng. Ông bà ta từ xưa có câu “Vợ chồng đóng cửa bảo nhau” nên xem việc chồng đánh vợ là việc bình thường và người khác không dám lên tiếng, can thiệp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, Việc chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không?

1. Hành vi chồng đánh vợ có vi phạm pháp luật không?

Hành vi đánh vợ là hành vi bạo lực gia đình, vi phạm quy định của pháp luật. Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

–  Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

–  Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Khi bị bạo lực gia đình, nạn nhân có các quyền sau để bảo vệ mình:

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

–  Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

–  Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

–  Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

ba0-luc-gia-dinh

2. Hành vi chồng đánh vợ bị xử lý như thế nào?

2.1. Bị xử phạt hành chính

Căn cứ theo điều 49, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, tuỳ vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình

– Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nận nhân điều trị chấn trhương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nận nhân từ chối;

Như vậy, khi người chồng có những hành vi đánh đập, hành hạ, hay những hành vi khác thì người vợ có quyền gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp quận/huyện hoặc UBND xã/phường để được bảo vệ và có chế tài xử phạt đối với hành vi của người chồng. Khi nộp đơn kèm theo các bằng chứng chứng minh chồng có hành vi bạo lực gia đình.

–  Buộc công khai xin lỗi

2.2. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi bạo lực gia đình gây thương tích nghiêm trọng

Nếu hành vi đánh đập trên gây thương tích nặng cho người vợ hoặc dùng hung khí nguy hiểm để đánh đập vợ hoặc thuộc các trường hợp sau thì người chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích.

Căn cứ theo khoản 1, điều 134, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;”

3. Chồng thường xuyên đánh vợ nhưng không đồng ý ly hôn thì vợ có được ly hôn đơn phương không?

Pháp luật quy định cho phép thực hiện ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương, trường hợp chồng không đồng ý ly hôn thì vợ có thể làm thủ tục ly hôn đơn phương.

Ly hôn đơn phương là việc vợ hoặc chồng viết đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn mà bên kia không đồng ý ly hôn.

Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình quy định về ly hôn đơn phương:

–  Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

–  Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

–  Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy trường hợp người chồng thường xuyên đánh đập vợ, người chồng không chịu ly hôn; người vợ chứng minh được hành vi bạo lực gia đình thì Tòa Án vẫn giải quyết cho ly hôn.

Nội dung trên là phần tư vấn của Luật Blue về nội dung “Chồng đánh vợ gây thương tích có vi phạm pháp luật không?”. Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ Luật Blue số Hotline: 0911 999 029 – 0989 347 858 để được giải đáp. Trân Trọng!

 

 

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon