Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Ly thân và ly hôn khác nhau như thế nào?

1. Khái niệm

–  Ly hôn: Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện ở 2 hình thức là bản án hoặc quyết định

Bản án: Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn

Quyết định: Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định công nhận.

–   Ly thân: Theo quy định tại khoản 14 Điều 3, khoản 1 Điều 57, Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly thân không có tác dụng chấm dứt quan hệ vợ chồng. Việc ly thân chỉ là một trạng thái pháp lý cho phép vợ chồng sống riêng biệt mà không cần sống chung dưới một mái nhà. Quan hệ hôn nhân vẫn tiếp tục tồn tại và các quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng vẫn còn hiệu lực. Sau khi ly thân thì vợ và chồng vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ và quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy chỉ có ly hôn mới chấm dứt quan hệ hôn nhân, còn ly thân không chấm dứt quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật.

chấm dứt quan hệ hôn nhân

Ảnh minh họa: Ly thân và ly hôn

2. Về thủ tục ly thân và ly hôn

2.1.  Ly hôn

Ly hôn có hai hình thức là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình.

–   Ly hôn đơn phương: Đơn phương ly hôn được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn.

Vợ hoặc chồng có nguyện vọng ly hôn nhưng bên kia không đồng ý có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, Phán quyết của Tòa án gọi là Bản Án.

Hồ sơ khi làm thủ tục đơn phương ly hôn bao gồm:

+ Đơn xin ly hôn đơn phương

+ Bản sao công chứng căn cước công dân của người xin ly hôn

+ Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

+ Bản sao công chứng giấy khai sinh của con

+  Giấy xác nhận thông tin cư trú của vợ chồng người yêu cầu ly hôn

+  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tài sản chung yêu cầu phân chia.

+ Giấy đăng ký xe của tài sản chung yêu cầu phân chia.

+ Tài liệu về tài sản chung yêu cầu phân chia.

Sau khi nộp đơn lên Tòa án sẽ tiến hành Hòa giải.

Nếu hòa giải thành, vợ chồng đoàn tụ. Trường hợp hòa giải không thành, tòa án ra bản án ly hôn.

–  Ly hôn thuận tình: Ly hôn thuận tình là việc vợ và chồng cùng thống nhất ký vào đơn ly hôn; hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản, về con cái.  Sau khi nộp hồ sơ, nộp án phí trong thời hạn luật định Tòa án sẽ tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành tòa án lập biên bản về việc đồng thuận ly hôn và hòa giải không thành. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa.

Quyết định của Tòa án gọi là quyết định thuận tình ly hôn, Quyết định này có hiệu lực ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị. Hồ sơ thuận tình ly hôn bao gồm:

+ Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (bản chính);

+ CMND của vợ, chồng (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu);

2.2. Ly thân

Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản hiện hành chưa có chế định về ly thân, cũng như không có bất kì các qui định nào của pháp luật về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ chồng. Bản chất của quá trình ly thân là việc chồng và vợ không cùng ở chung với nhau, ăn chung, sinh hoạt chung….Việc ly thân giữa vợ và chồng không phải là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015.

Do đó khi vợ chồng quyết định không chung sống với nhau và ly thân có thể viết đơn thỏa thuận giữa hai người mà không cần thông qua phán quyết của Tòa án. Trong đơn có thể viết ra mong muốn của bản thân, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc chăm sóc con cái.

Một số nội dung có thể thỏa thuận trong đơn ly thân như sau:

+ Tiền cấp dưỡng cho chồng hoặc vợ; cấp dưỡng cho con cái: mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng.

+ Quyền nuôi con: vợ hoặc chồng thỏa thuận để một bên nuôi dưỡng, chăm sóc con;

+ Thỏa thuận về tài sản cá nhân

+ Thỏa thuận về các tài sản chung: do ai trực tiếp sử dụng, bảo quản…

+ Thỏa thuận về người chi trả thuế vụ

+ Thỏa thuận về việc trả nợ chung

+ Trách nhiệm của từng bên khi trong thời gian ly thân một bên phát sinh nợ

+ Thỏa thuận về việc vợ hoặc chồng có được hay không được phép đến nơi làm việc, chỗ ở của nhau

+ Các thỏa thuận khác…

3. Tổng kết

Có thể thấy ly thân và ly hôn có một số điểm giống nhau đó là cả hai bên vợ chồng đều đã không mặn nồng với cuộc sống hôn nhân, không muốn cùng nhau chùng sống.

Tuy nhiên hai chế định này là khác nhau về mặt nhân thân cũng như về mặt thủ tục theo quy định của pháp luật.  Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ Luật Blue số Hotline: 0911 999 029 – 0989 347 858 để được giải đáp. Trân Trọng!

 

 

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon