Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND xã năm 2023

1. Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Khai nhận di sản thừa kế là quy trình để xác định quyền sở hữu tài sản của người đã qua đời cho người được thừa kế theo quy định của pháp luật.

Thời điểm và địa điểm mở thừa kế: Căn cứ vào Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

  1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
  2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”

Như vậy từ thời điểm người có tài sản chết thì người hưởng thừa kế có quyền làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Khai nhận di sản thừa kế chỉ thực hiện đối với thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với thừa kế theo di chúc.

khai-nhan-di-san-thua-ke

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế (Nguồn: Internet)

2. Phân biệt khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

2.1. Điểm giống nhau

– Đều là những thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu với di sản thừa kế ;

– Đều phải tuân thủ các quy định để thực hiện chuyển giao di sản thừa kế gồm:

+ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản qua đời;

+ Địa điểm mở thừa kế chính là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được địa điểm cuối cùng cư trú thì xác định dựa theo nơi tồn tại toàn bộ/phần lớn di sản thừa kế;

+ Đối với chủ thể hưởng di sản phải còn sống/còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Hoặc đã được sinh ra và còn sống sau khi mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người có di sản chết.

– Đều thông qua trình tự thủ tục: Thực hiện công chứng, niêm yết tại UBND xã nơi cư trú cuối cùng và UBND xã nơi có di sản thừa kế.

2.2. Điểm khác nhau

2.2.1. Cơ sở pháp lý

– Khai nhận di sản thừa kế: Quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2014

– Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Quy định tại bộ luật Dân sự 2015; Điều 57 Luật công chứng 2014

2.2.2. Trường hợp áp dụng

–  Khai nhận di sản:

+ Chỉ có 1 người duy nhất có quyền hưởng di sản theo pháp luật; hoặc những người được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia.

+ Không áp dụng trong trường hợp thừa kế theo di chúc.

– Thỏa thuận phân chia di sản: Áp dụng cho cả thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

2.2.3. Nội dung thực hiện

– Khai nhận di sản thừa kế: Việc khai nhận chỉ mang tính chất người có quyền thừa kế thực hiện quyền xác lập di sản thừa kế, không thỏa thuận phân chia.

– Thỏa thuận phân chia: Thỏa thuận phân chi phần mỗi người được hưởng theo di chúc hợp pháp hoặc theo pháp luật.

2.2.4. Kết quả thực hiện thủ tục

– Khai nhận di sản thừa kế: Chuyển giao quyền sử hữu di sản thừa kế sang cho một người thừa kế

– Thỏa thuận phân chia: Xác định cụ thể phần di sản mỗi người được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.

3. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND cấp xã

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế;

– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ chứng minh rằng người để lại di sản đã chết;

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm; thẻ ngân hàng; hợp đồng bảo hiểm;

– Giấy tờ về nhân thân của khai nhận di sản như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu;

– Giấy khai sinh của người khai nhận di sản;

–  Văn bản từ chối nhận di sản nếu có đồng thừa kế nhưng từ chối nhận di sản.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thực hiện khai nhận di sản thừa kế nộp hồ sơ đến UBND. Cán bộ tiếp nhận, tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực việc khai nhận di sản thừa kế. Hồ sơ có thiếu sót thì hướng dẫn sửa đổi bổ sung cho đầy đủ

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

– Cán bộ công chứng chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

– Người khai nhận di sản phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

Bước 4: Niêm yết

Khai nhận di sản phải được niêm yết tại trụ sở UBND xã nơi cư trú cuối cùng của người chết và UBND xã nơi có bất động sản.

Việc niêm yết công khai là bắt buộc để tránh tình trạng khiếu nại, tố cáo xảy ra.

Bước 5: Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức công chứng chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Blue về thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng liên hệ số Hotline: 0989.347.858 – 0911.999.029 hoặc Email: luatsukiengiang68@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon