Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Đã từ chối nhận di sản thừa kế có được thay đổi lại không?

1. Quy định về việc từ chối nhận di sản.

Từ chối nhận di sản thừa kế được coi là việc ngươi được hưởng thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế mà mình được hưởng. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản. Vậy khi lập bản từ chối nhận di sản rồi người từ chối có được thay đổi lại nội dung văn bản từ đối đó không?

Theo quy định, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trường hợp việc từ chối để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác thì không có quyền từ chối. Thời điểm từ chối nhận di sản được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản theo quy định. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản sau đó phải được gửi đến các đồng thừa kế, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản. Bộ luật Dân sự 2015 không còn bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản mà chỉ phải lập thành văn bản. Như vậy, đối với văn bản từ chối nhận thừa kế, một cá nhân bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng có thể công chứng hoặc chứng thực nếu có yêu cầu. Còn luật định thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Lưu ý: Việc từ chối nhận di sản khác với trường hợp không được hưởng di sản.

Một số trường hợp không được hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Trong trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì những người thực hiện hành vi nêu trên vẫn được hưởng di sản.

tu-choi-nhan-di-san-thua-ke-co-duoc-doi- khong-blue

2. Hệ quả pháp lý của hành vi từ chối nhận di sản

Theo quy định, văn bản từ chối nhận di sản không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên người từ chối vẫn có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Do đó việc từ chối nhận di sản không bắt buộc phải công chứng đồng nghĩa với việc khi văn bản từ chối nhận di sản đã được lập và giao đến cơ quan có thẩm quyền và gửi đến các đồng thừa kế rồi thì đương nhiên là có giá trị pháp lý. Bộ luật Dân sự cũng không có quy định cụ thể rằng sẽ cho phép người thừa kế thay đổi ý chí sau khi đã làm thủ tục từ chối nhận di sản, nên khi đã lập văn bản từ chối rồi thì không thể thay đổi nội dung hoặc không thể nhận lại tài sản đã từ chối, trừ trường hợp việc từ chối nhận di sản vi phạm những điều sau:

Thứ nhất, việc từ chối nhận di sản nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thứ hai, Việc từ chối Chưa được lập thành văn bản và chưa được gửi đến những người liên quan;

Thứ ba, việc từ chối sau thời điểm phân chia di sản.

3 . Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế.

Người thừa kế có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế thực theo trình tự dưới đây:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế

– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản.

– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực) cửa người từ chối nhận di sản.;

– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);

– Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật;

– Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực);

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di chúc .

Bước 2. Người từ chối nhận di sản tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã hoặc công chứng tại Văn phòng công chứng, Phòng công chứng.

– Công chứng viên hoặc bộ phận một cửa của UBND kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế. Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.

– Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.

– Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.

Bước 3. Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế

– Thanh toán phí công chứng;

– Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.

Trên đây là bài phân tích của Luật Blue về trường hợp người nhận di sản từ chối nhận di sản thừa kế; để hiểu rõ hơn vui lòng liên hệ Luật Blue Hotline  0911 999 029 – 0989 347 858  để được chuyên viên tư vấn trực tuyến. Trân trọng!

 

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon