Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Bố mẹ tuyên bố lại toàn bộ tài sản nhà cửa cho con trai, con gái có được quyền lợi gì không?

Câu hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi cho 2 người con là tôi và em trai. Cả 2 chị em đều đã có gia đình. Nay bố mẹ tôi đã già, tuy chưa viết di chúc nhưng bố mẹ tôi có nói để lại toàn bộ đất và ngôi nhà trên đất cho con trai và em dâu. Còn tôi bố mẹ cho 200 triệu tiền mặt cách đây mấy năm  con gái đã lấy chồng nên không được hưởng thêm gì từ nhà và đất. Luật sư cho tôi hỏi như vậy có đúng quy định của pháp luật không vì tôi và em trai cùng hàng thừa kế. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật Blue xin trả lời như sau:

1. Khái niệm di chúc là gì?

Bạn có nói bố mẹ chưa lập di chúc nhưng đã tuyên bố để lại tài sản là đất và nhà cho con trai. Vậy lời tuyên bố đó có được coi là di chúc không?

Tại điều 624 của Bộ luật dân sự 2015 có nêu ra khái niệm của di chúc: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

2. Các hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Điều 628. Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1, Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2, Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3, Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4, Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Trường hợp của bạn, bố mẹ “tuyên bố” thì có được coi là di chúc bằng miệng không?

Theo quy định tại Điều 629.

Di chúc miệng

1, Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2, Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Theo đó, bố mẹ bạn đang minh mẫn sáng suốt, không bị cái chết đe dọa thì không thể coi đó là di chúc bằng miệng. Do đó việc bố mẹ bạn Quyết định cho tài sản cho con trai hay con gái là quyền của bố mẹ nhưng nó không được coi là di chúc. Trường hợp bố mẹ bạn có để lại di chúc hợp pháp, rằng để lại tài sản cho em trai bạn thì bạn không có quyền được hưởng tài sản theo như nội dung di chúc của bố mẹ để lại.

3. Bố mẹ chỉ để tài sản cho con trai, không cho con gái có đúng quy định của pháp luật không?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Người lập di chúc có quyền sau đây:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Có thể thấy di chúc là ý chí cá nhân của bố mẹ, việc để lại tài sản cho ai là quyền của bố mẹ và đó hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, pháp luật có quy định trường hợp vẫn được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1, Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2, Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Do đó nếu bạn thuộc một trong hai trường hợp: Chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động thì vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của em trai.

4. Khi nào thì di sản được chia theo hàng thừa kế?

Trường hợp của bạn, nếu bố mẹ mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế mới  được chia theo pháp luật. Quy định về hàng thừa kế như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản .

Như vậy, khi chia thừa kế theo pháp luật thì bạn và em trai mới được tính là cùng hàng thừa kế và được hưởng di sản thừa kế bằng nhau.

Trên đây là bài tư vấn của Luật Blue, mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng liên hệ số Hotline: 0911 999 029 – 0989 347 858 để được giải đáp. Trân trọng

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon