Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Cổ phần tại công ty có phải là di sản thừa kế không?

Câu hỏi: Bố tôi là cổ đông của một công ty cổ phần, nhưng bị  tai nạn mất không để lại di chúc. Vậy  cổ phần của bố trong công ty có phải là di sản thừa kế không và giải quyết như thế nào?

Trả lời: Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cần phải hiểu di sản thừa kế là gì và Cổ phần có phải là tài sản không?

1. Cổ phần tại công ty có phải là di sản thừa kế không?

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế.

Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyển sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai. Di sản thừa kế còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản nợ, các khoản bồi thường thiệt hại…

Khái niệm tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo quy định tại Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì giấy tờ có giá bao gồm:

– Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác;

– Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu;

– Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ;

– Các loại chứng khoán :

+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

+ Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;

+ Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác ;

– Trái phiếu doanh nghiệp.

Từ đây có thể suy ra, cổ phiếu là giấy tờ có giá, nên nó là một loại tài sản. Người sở hữu tài sản thì khi chết, tài sản đó được gọi là di sản thừa kế, cho nên cổ phần chính là một loại di sản thừa kế.

Bố bạn mất không để lại di chúc thì cổ phần của bố trong công ty là một loại di sản thừa kế và được chia theo pháp luật.

co-phan

2. Các hàng thừa kế khi làm thủ tục phân chia thừa kế theo pháp luật

Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được chia theo thứ tự 03 hàng thừa kế:

– Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Và người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc do từ chối nhận di sản.

Trường hợp của bạn thì bạn là con, cùng với những đồng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất (nếu có) thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

3. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thực hiện ở đâu?

Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện tại Văn phòng công chứng, quy định cụ thể tại Luật Công chứng. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng  Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong đó, người thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác;

– Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản.

Trường hợp của bạn nếu bạn là người duy nhất được hưởng di sản hoặc có người đồng thừa kế khác nhưng họ thỏa thuận không phân chia thì yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản.

Trường hợp những người đồng thừa kế tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác thì yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Sau khi văn phòng công chứng công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc băn bản khai nhận di sản, bạn mang giấy tờ đã công chứng làm việc với công ty để làm thủ tục thay đổi cổ đông công ty. Người nhận di sản thừa kế sẽ trở thành công ty, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cổ đông công ty.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Blue về thừa kế theo pháp luật. Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng liên hệ số Hotline: 0989.347.858 – 0911.999.029 hoặc Email: luatsukiengiang68@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!

 

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon