Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Di chúc của người nước ngoài lập tại Việt Nam theo Luật mới nhất năm 2023

1. Di chúc có yếu tố nước ngoài là gì?

Di chúc là việc một người muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mình chết đi. Như vậy, di chúc có yếu tố nước ngoài là di chúc có một hoặc một số đặc điểm liên quan đến nước ngoài, cụ thể gồm:

– Người để lại di sản là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

2. Điều kiện để người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc là người thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

Theo đó, Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập, không hề có điều khoản nào cấm người nước ngoài không được lập di chúc tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để di chúc đó có hiệu lực tại Việt Nam thì bắt buộc hình thức của di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và năng lực pháp luật của người lập di chúc phải phù hợp theo pháp luật của nước người đó có quốc tịch.

Điều kiện để di chúc người nước ngoài lập tại Việt Nam hợp pháp:

Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng những điều kiện sau:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

– Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Tài sản của chồng được thừa kế của bố mẹ thì vợ có được hưởng không?

3. Cách lập di chúc đối với người nước ngoài lập tại Việt Nam?

Đối với việc thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

– Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

– Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

Như vậy, để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc, Việt Nam áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. Pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể khi công dân Việt Nam lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, định đoạt di sản thừa kế, bất kể di sản thừa kế là động sản hay bất động sản. Pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng đối với việc xác định năng lực chủ thể khi công dân nước ngoài lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc định đoạt di sản thừa kế, kể cả khi hành vi này được thực hiện tại Việt Nam.

4. Di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam có cần phải xin xác nhận của Đại Sứ Quán không?

Tại điều 681 Khoản 2 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định :

“Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc” (khoản 2 Điều 768, Bộ luật dân sự năm 2005).

Hình thức của di chúc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài không căn cứ vào quốc tịch của người lập di chúc mà căn cứ vào lãnh thổ nơi người để lại di sản lập di chúc. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi nhiều quốc gia quy định di chúc có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, do đó cần phải tuân theo các quy định của quốc gia nơi lập di chúc về hình thức của di chúc. Để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc, Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật của nước nơi lập di chúc. Do đó người nước ngoài nếu tiến hành lập di chúc ở Việt Nam, sẽ phải áp dụng pháp luật của Việt Nam về hình thức di chúc.

Theo khoản 3 Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 là ” Di chúc bằng văn bản có công chứng” vì bản di chúc đã được công chứng khi làm thủ tục về thừa kế sẽ mặc nhiên là hợp pháp về mặt chủ thể, hình thức và nội dung của di chúc vì tổ chức hành nghề công chứng nhân danh nhà nước để xác thực giá trị pháp lý của bản di chúc. Tuy nhiên khi lập di chúc có công chứng thì Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc theo khoản 1 Điều 56 Luật công chứng số 53/2014/QH13. Vậy nên, di chúc cần được công chứng, không nhất thiết phải xin xác nhận của Đại sứ quán.

5. Những giấy tờ cần khi công chứng di chúc có yếu tố nước ngoài

Nếu muốn lập di chúc có yếu tố nước ngoài tại Phòng/Văn phòng công chứng thì phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản;

– Dự thảo di chúc (nếu có);

– Giấy tờ nhân thân:

+ Nếu có người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Giấy tờ chứng minh về quốc tịch như giấy chứng minh nguồn gốc Việt Nam, giấy chứng nhận có hoặc thôi quốc tịch Việt Nam, các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam…;

+ Nếu có người nước ngoài: Các giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam, giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi như giấy khám sức khỏe, chứng minh nhân dân của người phiên dịch…;

– Các loại giấy tờ khác.

6. Di chúc của người nước ngoài lập bằng tiếng nước ngoài hay tiếng Việt Nam?

Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ quy định về di chúc của người dân tộc thiểu số. Theo đó, pháp luật chỉ quy định di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng mà không giới hạn về chữ viết và ngôn ngữ.

Do vậy, pháp luật hiện hành không có quy định cấm người Việt Nam được lập di chúc bằng tiếng nước ngoài hay người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam thì sử dụng ngôn ngữ nào. Do đó, vẫn có thể lập di chúc bằng tiếng nước ngoài theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.

Tuy nhiên, nếu di chúc được công chứng, chứng thực thì phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bởi Điều 6 Luật Công chứng 2014 , tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt.

Lúc này, người yêu cầu công chứng có thể dịch bản di chúc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và công chứng, chứng thực như bình thường hoặc có thêm người làm chứng.

Do đó, nếu di chúc không công chứng, chứng thực thì có thể dùng ngôn ngữ nước ngoài tuy nhiên vẫn khuyến khích nên dùng tiếng Việt để tránh nhầm lẫn nội dung di chúc. Còn di chúc qua công chứng thì bắt buộc phải là tiếng Việt.

Không chỉ vậy, khi công bố di chúc, Điều 672 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và phải có chứng thực hoặc công chứng.

Như vậy, luật Việt Nam không cấm dùng ngoại ngữ để lập di chúc nhưng khi di chúc có hiệu lực pháp luật thì phải được công chứng, chứng thực và dịch ra tiếng Việt để tránh nhầm lẫn về nội dung của di chúc.

Trên đây là bài tư vấn của Luật Blue, mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng liên hệ số Hotline: 0911 999 029 – 0989 347 858 để được giải đáp. Trân trọng!

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon