Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Thời điểm mở thừa kế? Thời hiệu thừa kế năm 2023

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Các chế định về vấn đề thừa kế hiện nay được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.

Câu hỏi: Mẹ tôi mất năm 2008, bố tôi mất năm 2012. Mảnh đất hiện tại tầm 500m2 đứng tên của bố mẹ, đến nay vẫn chưa làm lại sổ đỏ. Trên đất có ngôi nhà cấp 4. Bố mẹ tôi có 5 người con, 4 người đã có gia đình và nhà riêng chỉ riêng tôi là chưa có. Nay tôi muốn làm thủ tục thừa kế để toàn bộ đất vườn của bố mẹ lại cho tôi thì còn thời hiệu không? Anh cả của tôi chỉ muốn tôi ở 1 góc vườn, phần nhà còn lại để làm nơi thờ phụng tổ tiên thì có quy định về đất nhà thờ không? Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: Phong Nguyên.

Trả lời:

1. Về thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Theo quy định tại Điều 611 Bộ Luật dân sự 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã chết. Nếu không xác định được chính xác ngày chết của người đó thì ngày bản án tuyên bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày mà người đó chết.

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tòan bộ hoặc phần lớn di sản.

Việc xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế là yêu cầu đầu tiên của quan hệ thừa kế và đóng vai trò rất quan trọng. Vì tại thời điểm và địa điểm này sẽ xác định được người thừa kế của người chết, di sản mà người chết để lại, xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý, nơi thực hiện nghĩa vụ cũng như thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Đồng thời việc xác định chính xác địa điểm mở thừa kế còn đóng vai trò quan trọng khi xác định việc từ chối nhận di sản có hợp pháp hay không.

Như vậy thời điểm mở thừa kế tài sản của bố mẹ bạn là từ năm 2012.

thừa kế theo di chúc

2. Thời hiệu thừa kế.

Theo qui định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định của pháp luật; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trong thời hạn này, người thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án chia thừa kế, xác định quyền thừa kế của mình, truất quyền thừa kế của người khác. Hết thời hạn này, người thừa kế không còn quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế. Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế sẽ được tính từ thời điểm bắt đầu của ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện người để lại di sản chết và thời điểm kết thúc là thời điểm kết thúc ngày tương ứng 10 năm sau. Tuy nhiên phải hiểu thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác định bằng giờ người để lại di sản chết, tại thời điểm đó xác định người thừa kế, di sản của người chết,… để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế.

Theo như trường hợp của bạn di sản thừa kế của bố mẹ là Bất động sản thì hiện nay vẫn còn thời hiệu để xác nhận quyền thừa kế của mình.

3. Anh chị của bạn đã có nhà riêng, bạn muốn làm thủ tục hưởng toàn bộ tài sản thừa kế là đất và nhà có được không?

Bộ Luật dân sự quy định về người thừa kế như sau: Người thừa kế gồm có người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật. Bố mẹ của bạn chết không để lại di chúc do đó sẽ phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Theo đó người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản .

Theo đó, 5 anh chị em nhà bạn được hưởng phần di sản bằng nhau ở khối di sản chung của bố mẹ, không kể là họ có nhà đất riêng hay chưa. Nếu bạn muốn được hưởng toàn bộ tài sản thừa kế thì 4 anh chị em của bạn đều phải đồng ý từ chối nhận di sản đó.

4. Quy định của pháp luật về đất của nhà thờ, dòng họ

Luat-dat-dai-ve-nha-tho

 Ảnh: Nhà thờ họ (từ đường) là một loại nhà đất đặc thù, gắn liền với truyền thống, phong tục tập quán của người dân từ xa xưa. 

Luật Đất đai năm 2013 đã xác định hai loại đất liên quan đến vấn đề tâm linh, tôn giáo.

  • Điều 159 quy định về đất cơ sở tôn giáo (như chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường… của các tôn giáo).
  • Điều 160 quy định về đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

Dựa vào nguồn gốc hình thành theo tập quán, do các thành viên của dòng họ cùng tạo lập, sử dụng làm nơi thờ cúng chung, cũng như việc đóng góp của các thành viên trong dòng họ để xây dựng nhà thờ họ, từ đường… Đất và công trình từ đường, nhà thờ họ được xác định là thuộc sở hữu chung của cộng đồng, chính là các dòng họ.

Bên cạnh đó thì Khoản 1, Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.”

Khoản 5 điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định đất nhà thờ họ có thể được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu đủ điều kiện theo luật định.

Nhà thờ họ thuộc sở hữu chung của cộng đồng nên nếu dòng họ thỏa thuận để người đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì đất đó sẽ đứng tên người đại diện.

Trường hợp không đi đến thỏa thuận đó thì trên sổ đỏ cũng có thể ghi tên cộng đồng dân cư và địa chỉ sinh hoạt của cộng động dân cư đó.

Như vậy để hợp lý nhất chúng tôi cho rằng, bạn cần bàn bạc với anh chị em để làm thủ tục chia một phần di sản để làm sổ đỏ riêng. Phần đất còn lại nếu anh chị em không có ai có nhu cầu nhận di sản thừa kế thì có thể thỏa thuận để được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của nhà thờ, do một trong số anh chị em làm đại diện đứng tên.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc chia tài sản thừa kế, vui lòng liên hệ trực tiếp tới công ty Luật Blue : Hotline: 0911 999 029 – 0989 347 858. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp tận tình.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn Luật Dân sự – Công ty tư vấn Luật Blue.

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon