Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Phân chia di sản theo di chúc? Điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật

Phân chia tài sản thừa kế và nghĩa vụ thừa kế di sản dựa vào căn cứ: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trường hợp nhận di sản thừa kế theo pháp luật thì được quy định rất cụ thể trong các văn bản pháp luật cụ thể là tại Bộ luật dân sự năm 2015. Còn đối với trường hợp thừa kế theo di chúc thì các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc và các quy định pháp luật khác.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự năm 2015 .

Điều 624 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Di chúc chính là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương, do vậy, việc lập di chúc phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về thừa kế.

thua-ke-la-gi

1. Chủ thể có quyền lập di chúc

Pháp luật quy định về chủ thể có quyền lập di chúc sẽ bao gồm:

– Người đã thành niên có đủ điều kiện theo quy định trừ trường hợp người đó bị mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không thể làm chỉ hành vi hay nhận thức được hành vi của mình thì sẽ có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình;

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

– Di chúc cần được lập thành văn bản, còn nếu không thể lập di chúc được bằng văn bản thì có thể lập bằng miệng. Bởi trong trường hợp một người để lại di chúc nhưng người ta đang bị bệnh rất nặng, nguy hiểm đe dọa đến tính mạng do bệnh tất hoặc do một số nguyên nhân khác mà không thể hoặc không có đủ thời gian để lập di chúc bằng văn bản thì họ có thể để lại di chúc bằng miệng. Và với từng loại hình thức để lại di chúc khác nhau thì pháp luật cũng có quy định riêng về những hình thức di chúc đó.

2. Các điều kiện để di chúc hợp pháp

Căn cứ tại Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rất cụ thể về các điều kiện để di chúc hợp pháp như sau:

– Di chúc sẽ hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau:

+ Người lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối hay cưỡng ép để lại di chúc;

+ Nội dung của di chúc không được vi phạm các điều cấm của pháp luật; không được trái đạo đức xã hội và hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật;

– Về chủ thể thì di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;

– Trường hợp di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của những người không biết chữ phải được làm chứng và lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực bản di chúc đó.

– Nếu di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu đủ các điều kiện được quy định cụ thể như trên;

– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Và người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc bất kỳ thời điểm nào. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung sẽ có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mẫu thuẫn với nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực của pháp luật. Trường hợp mà người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc được lập trước sẽ bị hủy bỏ.

di-chuc

3. Lập di chúc có thể để tài sản cho những ai?

Người có quyền lập di chúc là những người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc và không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thì sẽ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình. Theo quy định của Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:

– Người để lại di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

– Người lập di chúc có thể phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

– Dành một phần tài sản trong khối di sản của mình để di tặng hoặc thờ cúng;

– Có quyền giao nghĩa vụ cho quyền thừa kế;

– Hay chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

4. Những người thừa kế sẽ không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Căn cứ theo Điều 644 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định những trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, cụ thể như sau:

– Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản thừa kế hoặc chỉ cho hưởng di sản ít hơn hai phần ba suất:

+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng;

+ Con thành niên nhưng không có khả năng lao động;

– Nhưng những người trong trường hợp trên từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật thì sẽ không được nhận di sản thừa kế.

Do đó, những người vẫn sẽ được hưởng di sản thừa kế bằng hai phần ba của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Và nếu người để lại di sản thừa kế không lập di chúc để lại di sản cho họ hoặc chỉ cho họ  hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất thừa kế là: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng hay con thành niên nhưng không còn khả năng lao động hoặc không có khả năng lao động. Và để hưởng được phần di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì những người đó không được từ chối nhận di sản hoặc không thuộc vào quy định của pháp luật vào trường hợp không có quyền hưởng di sản. Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì dù không có tên trong di chúc thì vẫn sẽ được nhận di sản thừa kế mà không tuân theo nội dung của di chúc.

5. Những người không được hưởng thừa kế

Những người không có quyền được hưởng di sản được quy định theo pháp luật tại Khoản 1 của Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

– Thứ nhất, là người bị kết án vì có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng đến danh sự, nhân phẩm của người đó.

– Thứ hai là người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản thì cũng không được quyền hưởng di sản;

– Thứ ba là người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Thứ tư là người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che dấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Như vậy, những người thuộc vào một trong các trường hợp trên thì sẽ không có quyền được hưởng di sản thừa kế kể cả người để lại di sản có lập di chúc để lại cho người đó.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc chia tài sản thừa kế, vui lòng liên hệ trực tiếp tới công ty Luật Blue : Hotline: 0911 999 029 – 0989 347 858. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp tận tình.

Bộ phận tư vấn Luật Hôn nhân và Gia Đình (tổng hợp).

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon