Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Di chúc thế nào được coi là hợp pháp?

1. Khái niệm chung về di chúc hợp pháp

Di chúc cũng là một loại giao dịch dân sự (giao dịch một bên) nên phải tuân theo nguyên lý về một giao dịch hợp pháp. Theo đó, các giao dịch đều phải hợp pháp về 4 yếu tố là: Chủ thể – ý chí – nội dung – hình thức. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật thừa kế nêu trên, quy định của các văn bản pháp quy có khác nhau, đặc biệt là quy định về hình thức.

di chúc có hiệu lực khi nào

Căn cứ tại Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rất cụ thể về các điều kiện để di chúc hợp pháp như sau:

– Di chúc sẽ hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau:

+ Người lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối hay cưỡng ép để lại di chúc;

+ Nội dung của di chúc không được vi phạm các điều cấm của pháp luật; không được trái đạo đức xã hội và hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật;

– Về chủ thể thì di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;

– Trường hợp di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của những người không biết chữ phải được làm chứng và lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực bản di chúc đó.

– Nếu di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu đủ các điều kiện được quy định cụ thể như trên;

– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Và người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc bất kỳ thời điểm nào. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung sẽ có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mẫu thuẫn với nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực của pháp luật. Trường hợp mà người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc được lập trước sẽ bị hủy bỏ.

2. Các hình thức di chúc

Căn cứ vào mức độ liên quan với cơ quan công chứng, chứng thực thì có thể xác định có 3 loại hình thức di chúc chính được quy định trong BLDS năm 2015, đó là:
– Di chúc miệng (Điều 629);
– Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực (khoản 2 và 3 Điều 628);
– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực.
Công chứng, chứng thực phải là của cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực

3. Lập di chúc bằng miệng lúc bị bệnh thì di chúc có hiệu lực không?

Câu hỏi: Chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi vấn đề này như sau:
Mẹ tôi bị bệnh ung thư phát hiện trước 3 tháng là mẹ mất. Sau khi phát hiện ra bệnh, mẹ có họp gia đình và nói để tài sản là nhà và đất hiện tại cho anh trai và chị dâu tôi; còn vợ chồng tôi là con thứ nên mẹ cho mảnh đất ở ngoài ngõ.
Nay mẹ tôi đã mất, nhưng anh trai tôi không đồng ý cho tôi sang tên toàn bộ mảnh đất ngoài ngõ như lời dặn của mẹ. Luật sư cho tôi hỏi lời nói của mẹ lúc họp gia đình có phải là di chúc bằng miệng không và hợp pháp không?
Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi như sau:
Bộ luật dân sự quy định Di chúc phải được lập thành văn bản tiếng Việt có thể viết tay hoặc đánh máy in trên giấy nhìn được, đọc được. Nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Như vậy trường hợp của bạn thì tuy mẹ có phân chia tài sản bằng miệng nhưng chưa rơi vào trường hợp bị cái chết đe doạn và không thể lập di chúc bằng văn bản. Mặt khác lúc mẹ phân chia tản sản không có ghi chép lại, không có ký tên và không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì di chúc của mẹ bạn không có hiệu lực. Do đó phần tài sản của mẹ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật, theo đó những người ở hàng thừa kế thứ nhất được hưởng phần di sản bằng nhau.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon