Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Những hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực?

1. Quy định về Công chứng, chứng thực theo quy định của Luật công chứng

Theo quy định của Luật công chứng năm 2014 quy định về Công chứng như sau:

– Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

– Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

– Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này.

– Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.

– Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Còn chứng thực là việc các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào bản gốc, bản chính… nhằm chứng thực các loại văn bản, giấy tờ, hợp đồng, các loại giao dịch theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Cụ thể, cấp bản sao từ sổ gốc được hiểu là việc tổ chức, cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao.

2. Những hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực?

– Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất:

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

– Hợp đồng liên quan đến nhà ở:

+ Hợp đồng mua bán nhà ở thương mại;

+ Hợp đồng tặng cho nhà ở thương mại.

+ Hợp đồng đổi, góp vốn nhà ở thương mại.

+Hợp đồng thế chấp nhà ở thương mại.

+ Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.

– Một số hợp đồng, giao dịch khác: Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân.

cong-chung-hop-dong-1

3. Cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực

Theo quy định tại Điều 2 của Luật Công chứng năm 2014, việc thực hiện công chứng phải được giao cho công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng. Có hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng được cho phép, đó là phòng công chứng và văn phòng công chứng.

– Phòng công chứng được thành lập thông qua quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thuộc Sở Tư pháp. Phòng công chứng có địa chỉ, con dấu và tài khoản riêng để thực hiện các hoạt động công chứng. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng – công chứng viên, được bổ nhiệm bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Văn phòng công chứng phải có ít nhất hai công chứng viên hợp danh. Không có thành viên nào được góp vốn vào Văn phòng công chứng. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng phòng – công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng, cần có kinh nghiệm thực hiện công chứng ít nhất hai năm để đảm bảo chất lượng và tính chính xác của các văn bản được công chứng.

4. Giá trị pháp lý của hợp đồng công chứng, chứng thực

-Văn bản công chứng sẽ có hiệu lực từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Điều này đảm bảo tính chính xác và xác thực của văn bản công chứng, tránh được sự giả mạo hay sửa đổi của bất kỳ bên nào.

–  Hợp đồng hoặc giao dịch được công chứng sẽ có giá trị chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng hoặc giao dịch được công chứng không cần phải được chứng minh nữa, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Điều này giúp bảo đảm tính minh bạch, chính xác và đáng tin cậy trong việc giải quyết tranh chấp, tranh tụng pháp lý.

Ngoài ra những tài liệu này sẽ được sử dụng như bằng chứng trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Những tình tiết và sự kiện trong hợp đồng hoặc giao dịch được công chứng không cần phải được chứng minh lại, trừ khi bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Tất cả các điều này đều nhằm đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong các giao dịch pháp lý, tránh được các tranh chấp và giải quyết một cách công bằng và hiệu quả.

5. Một số quy định của Luật công chứng về Công chứng Hợp đồng liên quan đến Quyền sử dụng đất

5.1 Công chứng Hợp đồng thế chấp bất động sản (Điều 54)

– Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.

– Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

5.2. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản (Điều 57)

– Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

– Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

5.3. Công chứng văn bản khai nhận di sản (Điều 58)

– Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

– Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

– Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

5.4. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản (Điều 59)

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

Trên đây là bài tổng hợp của Luật Blue gửi tới Quý bạn đọc. Để được tư vấn rõ hơn các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, vui lòng liên hệ tới Luật Blue Hotline 0911 999 029 – 0989 347 858.

Trân Trọng!

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon