Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Thuế đất là gì và cách tính thuế nhà đất theo quy định mới nhất 2023

1. Thuế đất là gì?

Trong quá trình sử dụng và chuyển nhượng đất, các bên tham gia phải chịu những khoản phí nhất định. Trong đó, thuế nhà đất là một trong các loại chi phí cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng chịu thuế bắt buộc phải nộp cho Nhà nước. Đây thuộc loại thuế gián thu, được áp dụng đối với đất công trình, đất nhà ở.

2. Đối tượng chịu thuế đất?

  • Đối với đất Nông nghiệp: 

Theo Điều 1 Nghị định 74 – CP của Chính phủ, các cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

+ Các cá nhân, hộ gia đình, hộ tư nhân

+ Các cá nhân, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp nằm trong khu vực dành cho nhu cầu công ích của xã

+ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản bao gồm lâm trường, nông trường, trạm trại, xí nghiệp và các doanh nghiệp khác, đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang và các đơn vị khác sử dụng đất để  nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông – lâm nghiệp.

  • Đối với đất phi nông nghiệp:

Đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư 153/2011/TT-BTC, bao gồm:

+ Người nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế

Đất thuộc vùng nông thôn và  khu vực thành thị

Đất sử dụng để sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp không nằm trong nhóm đối tượng chịu thuế như đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất sử dụng vào mục đích công cộng;.. nhưng được các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức vào mục đích kinh doanh

+ Nếu các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức chưa được cấp sổ đỏ, người đang sử dụng đất là người có trách nhiệm nộp thuế nhà đất.

dong-thue-dat-tu-van-blue

3. Đối tượng được miễn thuế đất

  • Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Đất nông nghiệp dùng cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; đất làm muối; đất trồng cây hằng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm

+ Đất nông nghiệp của các đối tượng:

  1. Cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, công nhận đất dùng để sản xuất nông nghiệp, nhận chuyển quyền sử dụng
  2. Cá nhân, hộ gia đình là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, lâm trường viên, nông trường viên đã nhận bàn giao đất của hợp tác xã.
  3. Lâm trường viên, nông trường viên bao gồm: công nhân, viên chức, cán bộ đang làm việc
  • Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Đất của dự án đầu tư tại nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, dự án đầu tư nằm trong lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; đất doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là bệnh binh, thương binh

+ Đất dùng để thực hiện xã hội hóa với các hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề, giáo dục, văn hóa, môi trường, thể thao

4. Cách tính thuế đất phi nông nghiệp

Cách tính thuế nhà đất đối với đất phi nông nghiệp như sau:

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cần nộp = Số thuế phát sinh – Số thuế được giảm trừ (nếu có)

Trong đó:

Số thuế phát sinh = Thuế suất x Diện tích đất tính thuế x Giá của một mét vuông đất

Mặc dù công thức tính thuế nhà đất khá phức tạp nhưng trên thực tế, thuế sử dụng đất cá nhân, hộ gia đình phải nộp thường dao động từ 100.000 – 300.000 đồng/năm.

5. Tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất

– Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%

– Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản.

6. Cá nhân chuyển nhượng nhà đất trong trường hợp nào được miễn thuế?

Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định các trường hợp miễn thuế khi chuyển nhượng nhà đất như sau:

 

“Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
b.1) Cá nhân chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở được miễn thuế theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều này phải đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:
b.1.1) Chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó) tại thời điểm chuyển nhượng, cụ thể như sau:
b.1.1.1) Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b.1.1.2) Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác được miễn thuế; cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.
b.1.1.3) Trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế.
b.1.2) Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.
Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Riêng trường hợp được cấp lại, cấp đổi theo quy định của pháp luật về đất đai thì thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được tính theo thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trước khi được cấp lại, cấp đổi.
b.1.3) Chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở.
Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.
b.2) Nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do cá nhân chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi vi phạm pháp luật thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b.3) Trường hợp chuyển nhượng nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai không thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều này.”

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon