Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Thủ tục chuyển đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng thực hiện như thế nào? ở đâu?

Sổ đỏ và sổ hồng là hai khái niệm rất hay được nhắc đến khi nói về các vấn đề liên quan đến nhà đất. Sổ đỏ và sổ hồng đều là các loại giấy tờ làm căn cứ pháp lý cho quyền sử dụng và quyền sở hữu đất của người dân. Hiện nay người dân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ cho mình sang sổ hồng nếu có nhu cầu. Vậy sổ đỏ khác sổ hồng như thế nào? Nếu muốn đổi sổ đỏ sang sổ hồng thì làm ở đâu? Bài viết sau của Luật Blue sẽ phân tích và tổng hợp các quy định về sổ đỏ và sổ hồng như sau:

1. Sổ đỏ và sổ hồng là gì?

Pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ. Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận (Màu đỏ);

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

quy-trinh-chuyen-quyen-su-dung-dat

 

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

– Sổ đỏ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp

– Sổ hồng cũ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do Bộ Xây dựng cấp (mẫu Sổ hồng được cấp trước ngày 10/12/2009)

– Sổ hồng mới: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp (mẫu Sổ hồng mới được cấp Từ ngày 10/12/2009 đến nay:

+Trường hợp chủ sở hữu nhà cũng là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là chứng nhận cho việc sở hữu nhà ở cũng như quyền sử dụng đất ở;

+Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

2. Có bắt buộc đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng mới không?

Theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.”

Theo điềm a khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định:

“Điều 76. Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

1, Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

2,  Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, Luật Đất đai không bắt buộc người dân đổi từ sổ đỏ và sổ hồng cũ sang Sổ hồng mới. Việc đổi này được thực hiện nếu như người dân có nhu cầu đổi theo quy định nêu trên.

3. Thủ tục đổi sổ đỏ sang sổ hồng

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Thành phần hồ sơ:

+, Đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo mẫu;

+, Bản gốc sổ đỏ đã cấp;

+, Trường hợp cấp đổi sổ đỏ sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì cần: Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc sổ đỏ đã cấp đối với trường hợp cấp đổi sổ đỏ sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà sổ đỏ đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, trên thực tế khi đi nộp hồ sơ xin nợ tiền sử dụng đất thì còn phải nộp bản photo chứng minh thư nhân dân và bản photo sổ Hộ khẩu có công chứng

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

+, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai);

+, Với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa;

+, Hộ gia đình, cá nhân nộp tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (UBND xã, phường, thị trấn).

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

Bạn cần thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định. Nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền trả kết quả.

4. Thời gian chuyển đổi từ Sổ đỏ sang sổ hồng

Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định:

– Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

– Không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

– Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ thì không quá 50 ngày.

Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty tư vấn Luật Blue.

 

 

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon