Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm năm 2023

1. Khái niệm

Công bố chất lượng sản phẩm là việc tổ chức, cá nhân đăng ký hồ sơ tự công bố hoặc đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tự công bố sản phẩm là quá trình mà một tổ chức hoặc cá nhân quyết định chịu trách nhiệm công khai thông tin về sản phẩm của mình đến người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước. Quá trình này thường được áp dụng trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng và thực phẩm.

Các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm tự công bố các loại sản phẩm sau đây: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, và vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trừ các sản phẩm quy định đăng ký bản công bố sản phẩm.

Tuy nhiên, nếu sản phẩm hoặc nguyên liệu sản xuất/nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức hoặc cá nhân mà không tiêu thụ tại thị trường trong nước, thì không cần thực hiện các thủ tục tự công bố sản phẩm.

Đối với một số sản phẩm thực phẩm đặc biệt được nhà nước quy định thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm này phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm đó với cơ quan có thẩm quyền. Các loại thực phẩm phải làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm gồm:

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh

– Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt: (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế

– Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt: (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng.

tu-cong-bo-san-pham-thuc-pham

Công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm

2. Quy trình công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm

Bước 1: Xác định sản phẩm cần công bố chất lượng.

Việc này để xác định sản phẩm của đơn vị thuộc trường hợp thực hiện hồ sơ đăng ký tự công bố hay đăng ký công bố cho phù hợp.

Bước 2: Lên chỉ tiêu để xét nghiệm mẫu sản phẩm

– Chuẩn bị mẫu sản phẩm để xét nghiệm

– Gửi mẫu đến phòng thí nghiệm được Bộ Y tế công nhận và đính kèm theo danh sách các chỉ tiêu cần kiểm tra

Bước 3: Soạn hồ sơ

Bước 4: Nộp hồ sơ và chờ phản hồi kết quả

3. Hồ sơ tự công bố chất lượng thực phẩm

– Bản tự công bố sản phẩm

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

– Nhãn dự thảo (đối với thực phẩm sản xuất trong nước)

– Nhãn chính sản phẩm và nhãn phụ sản phẩm (đối với thực phẩm nhập khẩu)

4. Trình tự tự công bố sản phẩm

Quá trình tự công bố sản phẩm được thực hiện theo các bước sau đây:

–  Tổ chức hoặc cá nhân tự công bố sản phẩm thông qua phương tiện thông tin công cộng hoặc trang thông tin điện tử của mình. Đồng thời, tổ chức hoặc cá nhân phải niêm yết công khai tại trụ sở của mình và nộp 01 (một) bản công bố thông qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.

–  Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức hoặc cá nhân được quyền sản xuất và kinh doanh sản phẩm, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

–  Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố từ tổ chức hoặc cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức hoặc cá nhân và tên các sản phẩm đã tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan đó.

Trong trường hợp doanh nghiệp có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức. Cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ. Thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo. Thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác. Tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ. Đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn về Thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm vui lòng liên hệ Luật Blue gọi số Hotline: 0911 999 029 – 0989 347 858 để được giải đáp. Trân Trọng!

 

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon