Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Thủ tục thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Nếu bạn đang có dự định thành lập chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, hãy tham khảo bài viết dưới đây của công ty Tư vấn blue chúng tôi về những nội dung liên quan đến việc hoàn tất thủ tục thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Chúng tôi đội ngũ nhân viên Tư vấn Blue luôn sẵn sàng phục vụ quý vị một cách tốt nhất, nhanh nhất và đảm bảo nhất.

ngan hang

Ảnh minh họa

Cơ sở pháp lý:

  • Biểu cam kết về thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO;
  • Luật các tổ chức tín dụng 2010;
  • Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
  • Thông tư 150/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
  • Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam

Theo cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, Việt Nam cam kết cho phép các ngân hàng thương mại nước ngoài được thành lập chi nhánh của họ tại Việt Nam với điều kiện:

– Ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin lập chi nhánh ở Việt Nam;

– Chi nhánh được thành lập phải chịu các hạn chế trong hoạt động của mình.

– Ngoài các điều kiện nêu trong cam kết nói trên, các ngân hàng nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện khác về mặt kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam (áp dụng chung cho cả ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài).

Thủ tục thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Hồ sơ thành lập:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài do người đại diện theo pháp luật của ngân hàng nước ngoài ký;
  • Đề án thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Điều lệ của ngân hàng mẹ;
  • Sơ yếu lý lịch của Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến có xác nhận của ngân hàng mẹ, lý lịch tư pháp (hoặc văn bản tương đương) theo quy định của pháp luật; các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật của Tổng giám đốc (Giám đốc) dự kiến;
  • Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc các văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp cho ngân hàng mẹ;
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về ngân hàng mẹ;
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng mẹ (bao gồm cả hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) trên cơ sở hợp nhất theo thông lệ quốc tế;
  • Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của ngân hàng mẹ;
  • Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng mẹ trong thời hạn 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ;
  • Văn bản của ngân hàng mẹ bảo đảm chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
  • Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động và định hướng phát triển của ngân hàng mẹ cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
  • Văn bản của ngân hàng mẹ do người đại diện theo pháp luật ký về việc cử Ban trù bị và ủy quyền cho Trưởng Ban trù bị;

Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc, Ban trù bị phải bổ sung các văn bản sau:

+ Văn bản bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do đại diện theo pháp luật của ngân hàng mẹ ký;

+ Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Các Quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm g khoản 2 Điều này được ngân hàng mẹ thông qua;

+ Văn bản của Cơ quan có thẩm quyền nước nguyên xứ đánh giá ngân hàng mẹ đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, c, đ khoản 2 Điều 10, điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đến thời điểm nộp bổ sung văn bản.

Nguyên tắc lập hồ sơ:

– Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải do Trưởng Ban trù bị ký. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

– Hồ sơ được lập thành 02 bộ gốc gồm một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng Anh, trong đó:

Bộ hồ sơ tiếng Anh phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ các tài liệu sau đây:

– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;

– Các báo cáo tài chính được lập trực tiếp bằng tiếng Anh.

– Các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam;

– Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;

– Các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam không cần phải dịch ra tiếng Anh.

Lưu ý: Các bản sao giấy tờ, văn bằng phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu trong bộ hồ sơ.

Nơi nộp hồ sơ:

Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp Giấy phép theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan.

Thời hạn giải quyết:

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung hồ sơ;

– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận;

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung theo quy định và gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị;

– Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.

Thời hạn của giấy phép: Không quá 99 năm (Không vượt quá thời gian hoạt động của ngân hàng mẹ).

Hãy liên hệ với công ty Tư vấn Blue chúng tôi để được tư vấn nhiều vấn đề liên quan cũng như việc hoàn tất các thủ tục thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon