Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Các trường hợp thay đổi vốn điều lệ công ty tại Kiên Giang

Trong quá trình hoạt động, tùy vào tình hình sản xuất, kinh doanh  mà doanh nghiệp có thể cân nhắc để thay đổi vốn điều lệ công ty để phù hợp với kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty . Tư vấn Blue liệt kê các trường hợp thay đổi vốn điều lệ của công ty như sau:

1, Tăng vốn điều lệ

Đối với Công ty TNHH:

  • Tăng vốn góp của thành viên: Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên hoặc các thành viên công ty TNHH từ hai thành viên trở lên đăng ký tăng phần vốn góp của mình vào công ty. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên trong công ty TNHH từ hai thành viên trở lên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định của pháp luật. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác;
  • Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới: Nếu công ty TNHH một thành viên tiếp nhận  vốn góp của thành viên mới thì phải chuyển đổi loại hình công ty thành công ty TNHH từ hai thành viên trở lên. Nếu công ty TNHH từ hai thành viên trở lên tiếp nhận vốn góp của thành viên mới thì phải đồng thời làm thủ tục đăng ký thay đổi thành viên của công ty.

tang-von-dieu-le-cong-ty

Đối với công ty cổ phần:

Công ty cổ phần tăng vốn điều lệ bằng cách Chào bán cổ phần: Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:

  • Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;
  •  Chào bán ra công chúng;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân:

Luật doanh nghiệp quy định  Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

2, Giảm vốn điều lệ

Công ty TNHH có thể giảm vốn điều lệ trong 3 trường hợp sau:

giảm-vốn-điều-lệ-công-ty-cổ-phần

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
  •  Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định;
  •  Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định.

Công ty cổ phần giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

  •  Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định;
  •  Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Quý khách hàng có nhu cầu thay đổi vốn điều lệ của Doanh nghiệp tại Kiên Giang, vui lòng liên hệ tới Công ty Tư vấn Blue để  được tư vấn. Trân trọng./.

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon