Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì có được khai sinh cho con không?

Theo quy định của pháp luật thì độ tuổi kết hôn là bao nhiêu? Có được phép làm lễ cưới, về chung sống khi chưa đủ tuổi kết hôn không ? Mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì có được khai sinh cho con không?

Các vấn đề trên sẽ được Luật Blue tư vấn trong bài viết dưới đây.

1. Độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn, theo đó:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1, Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Theo đó độ tuổi đăng ký kết hôn đối với nam là từ đủ 20 tuổi, còn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi. Ngoài độ tuổi kết hôn, khi muốn đăng ký kết hôn thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Nam và nữ tự nguyện quyết định không bị ép buộc, cưỡng ép hay lừa dối;

– Khi đăng ký kết hôn, cả hai bên nam và nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự.

–  Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

+ Kết hôn giả tạo (là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình);

+Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ (là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau); giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba); giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

– Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý.

do-tuoi-dang-ky-ket-hon-

2. Mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì có được khai sinh cho con không?

Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:

Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

1, Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

2, Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.

Như vậy khai sinh là một quyền mà trẻ em sinh ra được hưởng không phân biệt được sinh ra trong hoàn cảnh điều kiện nào kể cả là mẹ của đứa trẻ chưa đủ tuổi kết hôn. Như vậy dù người mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì vẫn có thể làm thủ tục để đăng kí khai sinh cho cháu.

3. Bố mẹ chưa đăng ký kết hôn thì có được khai sinh cho con không?

Như đã trình bày ở mục 2, mọi trẻ em đều có quyền được khai sinh và có quốc tịch, dù bố mẹ chưa đủ tuổi kết hôn hoặc chưa đăng ký kết hôn.

Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”

Theo đó mọi đứa trẻ sau khi sinh ra đều có quyền được đăng kí khai sinh, đối với trường hợp chưa đăng kí kết hôn thì vẫn phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con.

4. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

4.1. Thẩm quyền đăng kí khai sinh

Thẩm quyền đăng ký khai sinh được quy định trong luật hộ tịch 2014 như sau:

” Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.”

Theo đó hiện nay có thể thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con ở cả nơi người cha cư trú hoặc nơi người mẹ cư trú, như vậy đối với trường hợp mà sau khi kết hôn mà người vợ chưa chuyển khẩu về nhà chồng thì vẫn có thể mang họ người chồng và đăng ký khai sinh ở nơi đăng ký thường trú của người chồng.

4.1.  Hồ sơ đăng ký khai sinh

– Tờ khai đăng ký khai sinh;

– Giấy chứng sinh;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn( nếu đã đăng ký kết hôn).

Đối với trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì trên giấy khai sinh của cháu chỉ có tên của người mẹ nếu muốn có tên cha trong giấy khai sinh thì phải làm thủ tục xác nhận quan hệ cha con và thủ tục đăng ký khai sinh cùng một lúc.

“ Điều 12. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;

c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0911 999 029 – 0989 347 858 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Blue. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 Bộ phận tư vấn Luật hôn nhân và Gia đình – Công ty Luật Blue. Trân trọng!

 

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon