Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Thủ tục ly hôn và quyền yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn

1. Thủ tục ly hôn

1.1. Thủ tục thuận tình ly hôn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì khi làm thủ tục thuận tình ly hôn chỉ cần nộp hồ sơ ly hôn đến TAND cấp huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai vợ chồng để yêu cầu giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (bản chính);

+ CMND của vợ, chồng (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu);

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ gửi thông báo yêu cầu nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Sau khi nộp án phí trong thời hạn luật định Tòa án sẽ tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành tòa án lập biên bản về việc đồng thuận ly hôn và hòa giải không thành. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;

– Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;.

Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Trong trường hợp hoà giải tại tòa án thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành. Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

thu-tuc-li-hon-va-doi-tien-cap-duong-nuoi-con-Luat-blue

1.2. Thủ tục đơn phương ly hôn

Đơn phương ly hôn được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn.

Pháp luật quy định ly hôn đơn phương quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đơn phương ly hôn như sau:

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng là cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;

– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn;

– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn, Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm:

– Đơn xin ly hôn đơn phương

– Bản sao công chứng căn cước công dân của người xin ly hôn

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

– Bản sao công chứng giấy khai sinh của con

– Giấy xác nhận thông tin cư trú của vợ chồng người yêu cầu ly hôn

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tài sản chung yêu cầu phân chia.

– Giấy đăng ký xe của tài sản chung yêu cầu phân chia.

– Tài liệu về tài sản chung yêu cầu phân chia.

3. Quyền yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Cụ thể tại Điều 119 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Tại khoản 24, Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà không thực hiện nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

 

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon