Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng loại được sản xuất hoặc cung
cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được bao gồm từ, ngữ, cụm từ,
logo, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố này thể hiện dưới dạng đen trắng hoặc màu sắc.

Nhãn hiệu là tài sản vô hình có giá trị lớn của doanh nghiệp vì vậy mà doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục đăng ký xin cấp văn bằng bảo hộ để bảo hộ nhãn hiệu của mình, tránh những hành vi xâm phạm của đối thủ cạnh tranh.

Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

  • Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu/ đăng ký tên dùng cho hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
  • Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
  • Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.

Lưu ý: Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản file mềm (JPEG) mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ, mẫu nhãn hiệu cần làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
  • Họ tên, địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì họ tên, địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh);
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu.

Điều kiện tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:

  • Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý;
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
  • Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế.

Các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bước 1: Tra cứu sơ bộ và chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ và theo dõi kết quả tại Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 3: Nhận kết quả

Lưu ý: Doanh nghiệp muốn duy trì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu phải nộp lệ phí hàng năm.

Mọi vấn đề thắc mắc quý công ty hãy liên hệ ngay Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon