Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu năm 2023 là bao nhiêu tiền?

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là một trong những nghĩa vụ pháp lý mà cha hoặc mẹ bắt buộc phải thực hiện nếu con là người chưa thành niên đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 

1. Quy định chung về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con

– Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

–  Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn :

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  2. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

– Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

nghia-vu-cap-duong

2. Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu năm 2023

Cấp dưỡng nuôi có sau khi ly hôn là nghĩa vụ đương nhiên của cha hoặc mẹ; pháp luật không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người có nguồn kinh tế cao hoặc thấp đều phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng nuôi con được hiểu là những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận.

Hiện tại, mức cấp dưỡng nuôi con được xác định trên cơ sở tự nguyện, tức là sự thỏa thuận của người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng và người giám hộ của người được cấp dưỡng. Trên tinh thần tự nguyện, các bên thỏa thuận về mức cấp dưỡng dựa trên các cơ sở hợp lý về mức thu nhập và chi tiêu của con được các bên liệt kê theo hàng ngày hoặc hàng tháng.

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

1, Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2, Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy; pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng tối thiểu cụ thể là bao nhiêu mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện; thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng; tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng; vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng; dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

3. Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi nào?

Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người phải cấp dưỡng ngừng việc đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để nuôi mình;

– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn kết hôn;

– Các trường hợp khác theo quy định của luật.

Như vậy, khi nghĩa vụ cấp dưỡng đang được thực hiện mà có một trong các căn cứ trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt. Trong trường hợp cấp dưỡng tự nguyện theo sự thỏa thuận của các bên thì các bên cũng có thể thỏa thuận để , chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng khi có căn cứ. Trong trường hợp cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án thì khi có một trong các căn cứ trên, người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng có quyền thông báo bằng văn bản với cơ quan thi hành án để cơ quan thi hành án ra quyết định chấm dứt thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0911 999 029 – 0989 347 858 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Blue. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

 

 

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon