Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Sổ đỏ, sổ hồng là gì? Sự khác nhau sổ đỏ và sổ hồng?

1. Sổ đỏ, sổ hồng là gì?

Hiện nay Luật đất đai cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định khái niệm về sổ đỏ, sổ hồng. Thực ra sổ đỏ hay sổ hồng là tên gọi người dân thường sử dụng dựa vào màu sắc của giấy tờ (đỏ và hồng), Sổ đỏ,Sổ hồng là các thuật ngữ pháp lý không được công nhận theo quy định của pháp luật.
– Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.

Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Sổ đỏ, sổ hồng là gì

2. Phân biệt sổ đỏ, sổ hồng?

2.1. Về cơ quan cấp:
– Sổ đỏ: Do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”
– Sổ hồng: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/8/2005, đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng” và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009.

2.2. Loại đất được cấp sổ
Loại đất được cấp sổ giữa sổ hồng và sổ đỏ cũng có sự khác biệt lớn.
Sổ hồng sẽ được cấp cho đất ở đô thị, còn sổ đỏ được cấp cho loại đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối.

2.3. Đối tượng sử dụng
– Đối với sổ đỏ thì sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu đất.
– Đối với sổ hồng lại được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.

2.4. Khu vực được cấp sổ đỏ
– Sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng) có khu vực cấp sổ là đô thị.
– Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có khu vực cấp ngoài đô thị.

3. Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị pháp lý cao hơn?

Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã quy định thống nhất Sổ đỏ và sổ hồng thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Luật Đất đai 2013 Quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.(Màu hồng).
Trường hợp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 khi vẫn còn giá trị pháp lý thì sẽ không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu có nhu cầu được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong khi đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 thì vẫn sẽ được đổi.
Như vậy về giá trị pháp lý: Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời, “sổ” chỉ là “giấy” ghi nhận quyền gắn liền với đất đai còn bản thân sổ thì không có giá trị độc lập.
Còn giá trị thực tế nằm ở tài sản ghi nhận trong Giấy chứng nhận (Thửa đất, nhà ở…)

Trên đây là một số thông tin Luật Blue cung cấp gửi tới bạn đọc. Trân trọng!

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon