Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Các quy định về kết hôn trong phạm vi 3 đời mới nhất.

1.Cách xác định những người có họ trong phạm vi 03 đời?

Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. Ngoài ra, theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Như vậy, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người thân thích được xác định như sau:
– Đời thứ nhất: cha, me
– Đời thứ hai: anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha
– Đời thứ ba: anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.

pham_vi_ba_doi

2. Có được kết hôn trong phạm vi ba đời không?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hai bên nam, nữ có thể đăng ký kết hôn với nhau khi thỏa mãn một số điều kiện:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Hai bên không ai bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn gồm:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Như vậy, kết hôn trong phạm vi ba đời thuộc một trong những hành vi bị cấm trong bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình.

3. Tại sao không được kết hôn trong phạm vi 3 đời?

Kết hôn trong phạm vi ba đời thuộc một trong những hành vi bị cấm trong bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình. Không chỉ theo pháp luật mà còn nhiều nguyên nhân khác nhau để cấm kết hôn giữa những người có họ hàng gần như sau:
– Về mặt sinh học, di truyền: việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thế hệ sau, do việc kết hôn trong phạm vi ba đời về mặt sinh học sẽ khiến tỷ lệ gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm, điều này khiến các gen lặn có hại có điều kiện để biểu hiện ra ngoài thành biểu hiện như là cơ thể bị dị tật, sức đề kháng yếu, tỷ lệ tử vong cao, ngoài ra còn khiến cho tỷ lệ các bệnh di truyền như mắc các bệnh di truyền như bệnh Đao, mù màu, bạch tạng, bại não, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh nguy hiểm có tỷ lệ xuất hiện cao hơn, điều này có thể là nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa giống nòi dân tộc.
– Về mặt truyền thống, văn hóa: kết hôn khi trong quan hệ họ hàng gần (phạm vi ba đời) sẽ ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa dân tộc, do việc kết hôn trong họ hàng có thể nói là mang tính chất loạn luân, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục.
Con số ba đời là một phạm vi đã được tính toán để đảm bảo được tính toán để đảm bảo phù hợp về mặt di truyền, để bảo vệ giống nòi và thế hệ sau, cũng là khoảng thế hệ để đảm bảo không ảnh hưởng đến văn hóa của đất nước. Theo đó, không được kết hôn giữa những người cùng dòng họ trong phạm vi ba đời.

4. Trường hợp vi phạm kết hôn phạm vi ba đời thì xử lý như thế nào?

Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã để giải quyết. Theo đó, quy định về xử phạt vi hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được quy định như sau:
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
– Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
– Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
– Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Theo đó, nếu vi phạm giữa những người có họ trong phạm vi ba đời thì bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 đồng theo quy định của pháp luật. Mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân theo khoản 4 Điều 4 Nghị định này. Nếu trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trên đây là bài phân tích của Luật Blue về các quy định của pháp luật Hôn nhân gia đình ; để hiểu rõ hơn vui lòng liên hệ Luật Blue Hotline 0911 999 029 – 0989 347 858 để được chuyên viên tư vấn trực tuyến. Trân trọng!

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon