Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Kiên Giang  - Thành lập công ty tại TP Rạch Giá Kiên Giang  - Thành lập doanh nghiệp tại Kiên Giang giá rẻ  - Chữ ký số giá rẻ tại Kiên Giang  - Tư vấn doanh nghiệp ở Kiên Giang

Thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Đăng ký chỉ dẫn địa lý là việc làm cần thiết để bảo vệ các dấu hiệu của địa phương. Tư vấn Blue xin tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý như sau:

Hình minh họa

Hình minh họa

Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

  • Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam.
  • Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.
  • Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
  • Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm:

  • Tờ khai (theo mẫu);
  • Bản mô tả tính chất,chất lượng,danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
  • Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý:

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định chỉ dẫn địa lý cần bảo hộ trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:

  • Tên gọi, dấu hiệu là chỉ dẫn địa lý;
  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
  • Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó (sau đây gọi là bản mô tả tính chất đặc thù);
  • Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  • Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫn địa lý đó, nếu là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.

– Bản mô tả tính chất đặc thù phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Mô tả loại sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hóa học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm;
  • Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  • Chứng cứ về loại sản phẩm có xuất xứ từ khu vực địa lý theo nghĩa tương ứng quy định tại Điều 79 của Luật này;
  • Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương và có tính ổn định;
  • Thông tin về mối quan hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm với điều kiện địa lý theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
  • Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.

Thời hạn giải quyết:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
  • Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Mọi vấn đề thắc mắc quý công ty hãy liên lạc luật Blue để được tư vấn miễn phí

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

Call Now Button
zalo-icon
phone-icon